Tin tức
|
Người hùng trong vụ thảm sát trên đảo Utoeya (25-07-2011)
Một khách du lịch người Đức đã được ca ngợi là người hùng sau khi liều mình chạy thẳng vào “dòng đạn” để cứu sống 30 người trong vụ thảm sát tàn bạo tại Na Uy.
Marcel Gleffe, một công dân Đức đang có chuyến du ngoạn tại Na Uy, là người đầu tiên chạy đến hòn đảo Utoeya, nơi hơn 500 thanh niên đang tham dự trại hè do Công đảng cầm quyền tổ chức, sau khi nghe thấy tiếng súng nổ.
Được biết, Gleffe đang cắm trại trên đất liền, lập tức chèo thuyền đến hòn đảo sau khi nghe thấy tiếng súng nổ và khói bốc lên từ đường chân trời.
“Tôi chỉ làm điều đó như một bản năng”, Gleffe cho biết. “Bạn sẽ không còn cảm thấy sợ hãi trong tình huống như thế, bạn chỉ cần làm những gì phải làm. Tôi đã hợp tác với cảnh sát và các đội cứu nạn rất hiệu quả, nhưng tất cả họ đều đến quá chậm. Khi tôi đến hòn đảo, tôi chỉ có 1 mình tại đó”.
Marcel Gleffe đã lập tức lái thuyền đến hòn đảo sau khi nghe thấy những tiếng súng đầu tiên.
Ông Gleffe và gia đình đang cùng ngồi uống cà phê bên ngoài khu cắm trại của họ và thảo luận về vụ đánh bom tại Oslo xảy ra trước đó, trước khi bắt đầu nghe tiếng súng nổ từ đảo Utoeya vào lúc 5-6 giờ chiều ngày thứ 6.
“Ngây lập tức, tôi nhận ra đó là âm thanh của súng tự động”, Gleffe cho biết. “Rồi tôi nhìn thấy 2 thanh niên trẻ bơi đi từ đảo. Sau đó khói và tiếng nổ liên tục bốc lên. Qua ống nhòm, tôi có thể nhìn thấy rất nhiều người đang nhảy xuống nước để chạy trốn điều gì đó”.
Ngay lập tức, ông Gleffe đã lái chiếc thuyền của mình chạy về phía đảo. Ông ném áo phao cứu sinh cho các thanh niên đang ở dưới nước, lập tức họ hét lớn hỏi: “Ông có phải là cảnh sát không?”. Một số người hét lớn: “Khủng bố! Khủng bố!”
Gleffe đã kéo các thanh niên lên tàu, đưa vào đất liền và sử dụng ống nhòm để quan sát và tìm kiếm tên sát nhân.
“Tôi đã chèo thuyền 4-5 chuyến để giúp đỡ các nạn nhân, trước khi cảnh sát xuất hiện và yêu cầu tôi dừng lại”, Gleffe cho biết. “Các thanh niên rất bình tình và hỗ trợ nhau rất tốt. Họ cho tôi biết ai cần cứu trợ đầu tiên và giúp tôi đưa những người đó lên thuyền trước. Họ cảm thấy rất mừng khi được cứu”.
Bằng sự dũng cảm của mình, Gleffe đã cứu sống được 30 người khỏi vụ thảm sát đẫm máu. Sau khi câu chuyện của Gleffe được đăng tải, người dân Na Uy đã tôn vinh ông như một vị người hùng thực sự.
Huy Phạm
Theo Telegprah
Tin mới hơn
Trường Sa tuyển giáo viên (30-09-2011)
Đại học Huế áp dụng thu và thanh toán phí trực tuyến (29-09-2011)
Tuần sinh hoạt công dân - học sinh sinh viên (07-09-2011)
Bộ GD-ĐT không chủ trương thêm ký tự F, J, W, Z (11-08-2011)
Tin đã đăng
|
Sự kiện nổi bật
Sự kiện mới nhất
LIÊN KẾT WEBSITE
|